ĐỀ MINH HỌA 2021
Phần Định tính – Đánh giá năng lực (2019 – 2020) của ĐH Quốc gia Hà Nội
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5:
(1) “Con sóng dưới lòng sâu
(2) Con sóng trên mặt nước
(3) Ôi con sóng nhớ bờ
(4) Ngày đêm không ngủ được
(5) Lòng em nhớ đến anh
(6) Cả trong mơ còn thức”
< Xuân Quỳnh, Sóng, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014>
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Trong câu (3), cụm từ “con sóng” thể hiện biện pháp tu từ nghệ thuật nào?
- A. Ẩn dụ
- Nhân hóa
- Hoán dụ
- So sánh
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Những câu thơ nào cho biết tác giả nhấn mạnh nỗi nhớ trong tình yêu từ phương diện thời gian?
- Câu 4, 6
- Câu 2, 3
- Câu 1, 5
- Câu 2, 5
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Những câu thơ nào trong đoạn thơ cho biết tác giả nhấn mạnh nỗi nhớ trong tình yêu từ phương diện không gian?
- Câu 5, 6
- Câu 4, 5
- Câu 4, 6
- Câu 1, 2
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chủ đề nổi bật trong đoạn trích là gì?
- Nỗi nhớ trong tình yêu
- Niềm tin trong tình yêu
- Nỗi buồn trong tình yêu
- Niềm vui trong tình yêu
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Cụm từ “con sóng” được lặp lại 3 lần trong đoạn thơ nhấn mạnh nội dung gì?
- Nỗi nhớ đắm say, buồn bã
- Nỗi nhớ đằm thắm, thiết tha
- Nỗi nhớ cuồng nhiệt, sôi nổi
- Nỗi nhớ mông lung, vô định
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 6 đến 10:
“Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật. Ở một số dân tộc, hoặc là một tôn giáo, hoặc là một trường phái triết học, một ngành khoa học, một nền âm nhạc, hội họa,. phát triển rất cao, ảnh hưởng phổ biến và lâu dài đến toàn bộ văn hóa, thành đặc sắc văn hóa của dân tộc đó, thành thiên hướng văn hóa của dân tộc đó. Ở ta, thần thoại không phong phú – hay là có nhưng một thời gian nào đó đã mất hứng thú lưu truyền? Tôn giáo hay triết học cũng đều không phát triển. Người Việt Nam không có tâm lí kiền thành (cung kính, thành khẩn), cuồng tín tôn giáo, mà cũng không say mê tranh biện triết học. Các tôn giáo đều có mặt, nhưng thường là biến thành một lối thờ cúng, ít ai quan tâm đến giáo lí. Không có một ngành khoa học, kĩ thuật, giả khoa học (các bộ môn bề ngoài giống như khoa học, nhưng không phải là khoa học) nào phát triển đến thành có truyền thống. Âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ (khéo léo đến cực đỉnh). Trong các ngành nghệ thuật, cái phát triển nhất là thơ ca. Hầu như người nào cũng có thể, cũng có dịp làm dăm ba câu thơ. Nhưng số nhà thơ để lại nhiều tác phẩm thì không có.”
<Trần Đình Hượu, Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, NXB Giáo dục Việt Nam, Ngữ văn 12, tập một, 2014>
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Theo tác giả đoạn trích, người Việt Nam có “sở trường” nhất ở ngành nghệ thuật nào?
- Âm nhạc
- Kiến trúc
- Thơ ca
- Hội họa
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích là gì?
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Phong cách ngôn ngữ hành chính
- Phong cách ngôn ngữ khoa học
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Theo lập luận của tác giả, văn hóa Việt Nam thể hiện rõ nhất đặc điểm nào dưới đây
- Không có lĩnh vực nào bị cấm đoán
- Không có lĩnh vực nào phát triển đến đỉnh cao
- Không có lĩnh vực nào bị kỳ thị
- Không có tôn giáo nào phát triển đến đỉnh cao
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đoạn trích bàn về vấn đề gì?
- Văn hóa Việt Nam
- Kiến trúc Việt Nam
- Khoa học Việt Nam
- Tôn giáo Việt Nam
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Thao tác lập luận chính của đoạn trích là gì?
- Giải thích
- Phân tích
- Chứng minh
- Bình luận
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 15:
Các loài động vật sống dưới nước có những chiến thuật tự vệ khác nhau. Trong các rặng san hô của vùng biển nhiệt đới, có loài cá có vẻ ngoài như một trái bóng. Bình thường, chúng chỉ to bằng bàn tay con người. Nhưng trong cơ thể chúng có một túi khí nhỏ, khi gặp kẻ thù, trong nháy mắt, túi khí phình to như một trái bóng. Lúc này, thể tích toàn thân của chúng tăng lên gấp 20 lần, đủ để các con cá lớn không nuốt nổi. Còn cá nóc gai có bề ngoài giống với cá nóc thường, chỉ có điều, ngoài da của chúng có rất nhiều gai nhọn. Khi bị tấn công, cá nóc gai nhanh chóng hớp vài ngụm không khí hoặc nước vào bụng, mình chúng phồng to và những chiếc gai nhọn lúc này sẽ dựng đứng lên tua tủa như lông nhím đủ để kẻ thù phải e ngại, lùi bước. Một số loài động vật khác còn học được “phép phân thân”. Điển hình trong số này là loài hải sâm và loài cua. Khi bị tấn công, hải sâm nhanh chóng đẩy toàn bộ phần nội tạng vừa dài vừa dính ra khỏi cơ thể, bản thân chúng thì nhờ vào lực phản hồi để bắn mình ra xa, trốn thoát. Sau khi bị mất cơ quan nội tạng, tính mạng của chúng không hề bị nguy hiểm. Chỉ sau 50 ngày, chúng lại tái sinh cơ quan nội tạng mới. Loài cua cũng vậy, khi gặp nguy hiểm, chúng cũng nhanh chóng tự ngắt càng hoặc chân để đánh lừa con mồi và bảo toàn mạng sống. Những cơ quan này sau đó sẽ lại tái sinh.
<Trần Thuật Bành – Trần Thiện Dư, Bí ẩn sinh tồn ở sinh vật, NXB Thanh niên, 200 3, trang 185 – 187>
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Theo đoạn trích, ý nào sau đây KHÔNG nói đến cách thức để tự vệ của một số loài động vật sống dưới nước?
- Bắn mình ra xa để trốn thoát
- Những chiếc gai nhọn dựng đứng lên tua tủa
- Đánh lừa con mồi
- Làm cho thể tích cơ thể to lên
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Ý nào sau đây KHÔNG được nói đến trong đoạn trích?
- Cá nóc gai có nhiều gai nhọn ngoài da còn cá nóc thường thì không có.
- Hải sâm vẫn sống được sau khi bị mất nội tạng.
- Nhờ lực phản hồi của nước, những chiếc gai nhọn của cá nóc dựng đứng lên tua tủa.
- Sau khi cua bị mất càng và chân, càng và chân của nó sẽ mọc lại.
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đoạn trích trên được trình bày theo quy tắc nào?
- Quy nạp
- Diễn dịch
- Tổng – phân – hợp
- Tổng hợp
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Từ “lúc này” (gạch chân, in đậm) trong đoạn trích được dùng chỉ khoảng thời gian nào?
- Lúc túi khí nhỏ của con cá sắp phình to
- Lúc cơ thể con cá tăng lên gấp 20 lần
- Lúc con cá bắt đầu gặp kẻ thù
- Lúc túi khí của con cá đã phình to
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Từ “chúng” (gạch chân, in đậm) trong đoạn trích được dùng để nói về loài nào?
- Hải sâm
- Cá nóc thường
- Cua
- Hải sâm và cua
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 16 đến 20:
Cũng giống như nhiều đô thị trên thế giới, Thăng Long – Hà Nội luôn luôn là một điểm đến của nhiều luồng di cư. Luồng thứ nhất bao gồm những thành phần tinh hoa của đất nước. Họ là những người có năng lực, học vấn và vốn liếng, được tuyển dụng hoặc tự tìm đến chốn kinh kỳ để phát triển và thi thố với đời. Luồng thứ hai là những người dân cùng khổ từ các vùng nông thôn, do lao dịch, thuế má, thất bát, dịch bệnh và bóc lột, bị đẩy đến tình trạng bần cùng. Họ đổ về Thăng Long tìm cơ hội thay đổi cuộc đời và tạo nên những khu cư trú tồi tàn của người lao động vùng ngoại ô. Luồng di cư thứ ba là của những người nước ngoài đủ mọi thành phần sắc tộc và chủng tộc, từ những thương nhân, nhà truyền giáo, nhà ngoại giao cho đến những người lao động nghèo hèn. Họ di chuyển vào thành phố lớn để tìm kiếm cơ hội phát triển sự nghiệp hoặc chỉ đơn giản là để tìm kế sinh nhai. Bên cạnh luồng di cư đến thành phố, cũng có luồng di cư ra khỏi thành phố dù là tự nguyện hay cưỡng bức. Đặc biệt, các cuộc chiến tranh binh lửa, xung đột và cướp bóc đẫm máu thường là nguyên nhân làm cho số lượng cư dân khu vực đô thị giảm đi nhanh chóng. Chính sách của nhà nước ở mỗi thời kỳ cũng khuyến khích hoặc ngăn chặn các luồng di dân vào thành phố làm cho dân số khu vực đô thị thay đổi thất thường. Tuy nhiên, hiện tượng nổi bật hấp dẫn của các biến động dân số khu vực đô thị chính là các dòng di cư.
<Nguyễn Văn Chính, Cấu trúc và giải cấu trúc bản sắc văn hóa Hà Nội, Khoa Lịch sử: Một chặng đường nghiên cứu (2006 – 2011), NXB Thế giới, 2011, trang 163 – 192>
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Ý chính của đoạn trích là gì?
- Di cư là một hiện tượng nổi bật của các biến động dân số ở Thăng Long – Hà Nội.
- Thăng Long – Hà Nội luôn luôn là một điểm đến hấp dẫn.
- Có ba luồng di cư cơ bản vào đô thị Thăng Long – Hà Nội.
- Thăng Long – Hà Nội cũng giống như nhiều đô thị trên thế giới.
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Theo đoạn trích, nguyên nhân nào làm cho dân số Hà Nội có chiều hướng biến động không bình thường?
- Quá trình di cư đến Hà Nội của những người lao động bần cùng
- Việc di cư và lưu trú ở Hà Nội cho thành phần tinh hoa của đất nước
- Chính sách di cư của nhà nước ở mỗi thời kỳ
- Sự di cư đến Hà Nội của những người đa sắc tộc, đa chủng tộc
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Theo đoạn trích, luồng di cư của những đối tượng nào tạo nên những đặc trưng riêng về mặt cư trú?
- Người di cư ra khỏi thành phố
- Tầng lớp tinh hoa
- Người nông thôn
- Tầng lớp lao động
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Theo đoạn trích, luồng di cư của đối tượng nào đa dạng hơn cả về thành phần?
- Những người dân cùng khổ từ các vùng nông thôn
- Những người nước ngoài
- Những người nông dân
- Những thành phần tinh hoa của đất nước
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Từ “tinh hoa” (in đậm, gạch chân) trong đoạn trích gần nghĩa hơn cả với từ ngữ nào?
- Học giỏi
- Giàu có
- Thông minh
- Tài giỏi
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách:
“Những thói quen tốt, cho dù rất nhỏ song cũng có thể thiết lập cho trẻ một nhân cách đẹp và tâm hồn nhạy cảm.”
- nhạy cảm
- thói quen
- cho dù
- thiết lập
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách:
“Trong quá trình hình thành và phát triển của mỹ thuật Việt Nam, các họa sĩ, nhà điêu khắc đã trân trọng, nâng niu cái đẹp thiên phú của những người phụ nữ và đưa chúng lên một tầm cao hơn, đó là vẻ đẹp của cái nết – cốt lõi của tâm hồn, đức hạnh người phụ nữ Việt Nam.”
- cốt lõi
- cái đẹp
- chúng
- đức hạnh
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách:
“Ai đã từng đặt chân đến Việt Nam dù chỉ một lần thôi chắc chắn cũng đều bị thu hút bởi những vẻ đẹp choáng ngợp của cảnh sắc non nước và nền văn hóa lâu đời giàu bản sắc dân tộc.”
- choáng ngợp
- chỉ một lần thôi
- bị thu hút
- và
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách:
“Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân, ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống con người của làng quê Việt Nam nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời, thật thà chất phác mà thông thái, hóm hỉnh.”
- chất phác
- yêu đời
- thông thái
- thiếu thốn
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/logic/ phong cách:
“Đọc bài thơ Chiều tối, chúng ta không chỉ cảm nhận được dòng suy tư riêng tư của Người, mà còn hiểu được sâu sắc dòng tâm trạng của Nguyễn Ái Quốc trong bước lưu chuyển của vũ trụ, cuộc sống.”
- Người
- Nguyễn Ái Quốc
- chúng ta
- dòng suy tư
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
- nhút nhát
- e dè
- dè dặt
- rụt rè
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
- xanh rì
- đỏ ối
- vàng nhạt
- tím ngắt
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
- Bóp nát
- Vo tròn
- Cắt cụt
- Đập tan
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Tác phẩm nào KHÔNG cùng thể loại với tác phẩm còn lại.
- Chí Phèo
- Hai đứa trẻ
- Chữ người tử tù
- Số đỏ
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Nhà thơ nào KHÔNG thuộc phong trào thơ mới giai đoạn 1932 – 1945?
- Tản Đà
- Xuân Diệu
- Huy Cận
- Hàn Mặc Tử
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Vòng tuần hoàn của nước là sự tồn tại và vận động của nước ______ các trạng thái khác nhau trên mặt đất, ______ lòng đất và bầu khí quyển của Trái Đất.
- nhờ/ dưới
- theo/ dưới
- dưới/ trong
- qua/ trong
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.
______ hai loại khay chính là khay lá lan và chân cao, khay trà thời Nguyễn còn một số loại tạo dáng rất đặc biệt theo kiểu các khối hình học được uốn nắn lại cho mềm mại, ______ mô phỏng hình hoa quả thực vật, tạo nên sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên.
- Cùng với/ và
- Ngoài/ hoặc
- Bên cạnh/ để
- Trừ/ cũng như
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.
Trong điều kiện của một thành phố, chúng ta có thể quan sát các nhóm cư dân và lối sống của họ như là những ______ diện mạo văn hóa của thành phố mà ta hình dung như một _____ _ tổng thể.
- nhân tố cấu thành/ hệ thống
- yếu tố cấu thành/ cấu trúc
- thành tố/ cấu trúc
- bộ phận cấu thành/ hệ thống
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây?
______ sông Hương đã sống một nửa cuộc đời như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.
- Giữa lòng Trường Sơn
- Giữa dòng Trường Sơn
- Giữa rừng Trường Sơn
- Trong rừng Trường Sơn
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây?
Xét về mặt thể loại văn học, ở nước ta ______ có truyền thống lâu đời.
- phóng sự
- tùy bút
- thơ ca
- kịch nói
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ.
Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền (lòng dạ con người) tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt.
Ngục quan lấy làm nghĩ ngợi về câu nói ban chiều của thầy thơ lại: “Có lẽ lão bát này, cũng là một người khá đây. Có lẽ, hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết kí nh mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình. Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại, nhưng chỉ sợ tên bát phẩm thơ lại này đem cáo giác với quan trên thì khó mà ở yên. Để mai ta dò ý tứ hắn lần n ữa xem sao rồi sẽ liệu…”
<Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù, Ngữ văn 11 tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014>
Nét nổi bật nhất về nghệ thuật của đoạn trích là gì?
- Từ ngữ được lựa chọn giàu tính tạo hình
- Lựa chọn tình huống tiêu biểu
- Lựa chọn sự kiện, tình tiết tiêu biểu
- Phân tích tâm lý sắc sảo
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Bạn bước vào rạp chiếu bóng cùng với vài người bạn […]. Có điều gì đó rất thần bí đang diễn ra. Bạn có ấn tượng tuồng như mình đang thấy một hình ảnh chuyển động, song nó chỉ là một ảo ảnh. Hình ảnh chuyển động liên tục mà bạn trông thấy đó bao gồm hàng ngàn những ảnh tĩnh có tên gọi là khuôn hình, giữa chúng khác nhau rất ít, được chiếu lên màn ảnh trong một chuỗi tiếp nối rất nhanh. Mắt chúng ta bỏ qua những quãng cách mà chỉn hìn thấy những ánh sáng liên tục từ một chuỗi những hình ảnh tĩnh
[…]. Vậy cái gì đã khiến một bộ phim chuyển động? Chẳng ai đưa ra được câu trả lời đầy đủ. Nhiều người suy đoán rằng sở dĩ có hiệu quả đó là do “sự đeo bám dai dẳng của thị giác” theo chiều hướng một hình ảnh lưu lại ngắn ngủi trên con ngươi mắt. Tuy nhiên, nếu đó đúng là nguyên nhân chính, thì chúng ta sẽ thấy nhòe nhoẹt rối mắt những tấm ảnh bất động, lộ sáng nhiều lần chứ không phải là hành động trôi chảy. Hiện thời các nhà nghiên cứu tin rằng đã có hai quá trình tâm lí tham dự vào chuyển động của phim ảnh: Sự hội tụ ánh sáng cực hạn và sự chuyển động rõ rệt”
<David Borwell & Kristin Thompson, Nghệ thuật điện ảnh, N XB Giáo dục, 2008>
Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích là gì?
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Phong cách ngôn ngữ chính luận
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng…
< Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng), Ngữ văn 12, tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2014>
Tác giả viết hoa từ Đất Nước với dụng ý gì?
- Thể hiện thái độ trang trọng
- Thể hiện thái độ thân mật
- Thể hiện thái độ chân thành
- Thể hiện thái độ với tên riêng
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắn g lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.
Ngoài bờ đê cỏ non tràn biếc cỏ
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ;
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa,
<Anh Thơ, Chiều xuân, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016>
Biện pháp tu từ nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ sau:
“Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa”?
- Ẩn dụ
- So sánh
- Hoán dụ
- Nhân hóa
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị Chiến ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai.”
<Nguyễn Thi, Những đứa con trong gia đình, Ngữ văn 12, tập hai, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2014>
Đoạn trích thể hiện tính cách nổi bật nào của nhân vật chị Chiến?
- Dũng cảm, bất khuất, không sợ hi sinh
- Yêu thương, nhường nhịn, tình cảm
- C. Đảm đang, tháo vát, chu đáo
- Dịu dàng, duyên dáng, ý tứ
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ g ả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai d òng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được.”
<Kim Lân, Vợ nhặt, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014>
Đoạn trích thể hiện thái độ gì của nhân vật bà cụ Tứ với “người vợ nhặt”?
- Phê phán, trách móc
- Chia sẻ, thông cảm
- Lạc quan, tin tưởng
- Bất lực, buông xuôi
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãn g, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường trán g. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm n gực lớn của mình ra, che chở cho làng…”
<Nguyễn Trung Thành, Rừng xà nu, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014>
Hình tượng cây xà nu trong đoạn trích biểu tượng cho điều gì dưới đây?
- Nỗi đau thương của người Tây Nguyên
- Tình yêu thương của người Tây Nguyên
- Sức sống bất diệt của người Tây Nguyên
- Sức sống bất diệt của cây xà nu
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia.”
<Nguyễn Tuân, Người lái đò Sông Đà, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014>
Bút pháp nghệ thuật nổi bật nhất của tác giả trong đoạn trích là
- Chọn chi tiết, hình ảnh ấn tượng
- Tạo tình huống độc đáo
- Tạo hình, dựng cảnh ấn tượng
- Sử dụng từ ngữ độc đáo
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”
<Nguyễn Bính, Tương tư, Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014>
Hình ảnh “giàn giầu”, “hàng cau” được sử dụng trong đoạn trích có liên hệ (thể hiện) với nội dung gì dưới đây?
- Sự tích trầu cau về tình yêu của người Việt
- Tục ăn trầu xưa của người Việt
- Hình ảnh làng quê của người Việt
- Sự say đắm trong tình yêu của người Việt
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.”
<Nguyễn Minh Châu, Chiếc thuyền ngoài xa, Ngữ văn 12, tập hai, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2014>
Đoạn trích do nhân vật nào trong tác phẩm kể lại?
- Nhân vật chánh án Đẩu
- Nhân vật người đàn bà thuyền chài
- Nhân vật người đàn ông thu yền chài
- Nhân vật nghệ sĩ Phùng
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi …
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa …
<Tố Hữu, Việt Bắc, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014>
Những kỉ niệm về kháng chiến trong đoạn thơ là kỉ niệm của ai?
- Của người dân Việt Bắc
- Của người cán bộ cách mạng về xuôi
- Của bà mẹ Việt Bắc
- Của cô gái Việt Bắc
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Hồn Trương Ba: (sau một lát) Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!
Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!
Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.
Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo nhữ ng điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!”
<Lưu Quang Vũ, Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Ngữ văn 12, tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2014>
Giọng điệu chủ đạo của toàn bộ đoạn trích là gì?
- Phân tích, chứng minh
- Phân tích, miêu tả
- Suy tư, triết lí
- Suy tư, cảm phục
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Th ế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này?.”
<Nam Cao, Chí Phèo, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014>
Cách kể trong đoạn trích có tác dụng gì?
- Gây kịch tính, căng thẳng
- Gây cảm xúc căm giận
- Tạo sự chia sẻ, thông cảm
- Tạo thái độ mỉa mai
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thự c dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành độn g của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trườ ng học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.”
<Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014>
Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật gì trong câu văn: “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”?
- Liệt kê
- Hoán dụ
- So sánh
- Ẩn dụ
- [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu”
<Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng), Ngữ văn 12,
tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014>
Chủ đề nổi bật bao trùm đoạn thơ là gì?
- A. Tư tưởng Đất Nước – Nhân dân
- Tư tưởng Đất Nước – Chống giặc ngoại xâm
- Tư tưởng Đất Nước – Nghĩa tình
- Tư tưởng Đất Nước – Tình yêu