CẤU TRÚC ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT 2025

Trường đại học Sư phạm TP.HCM vừa công bố đề thi đánh giá năng lực chuyên biệt theo cấu trúc mới từ năm 2025.

Kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt phục vụ tuyển sinh đại học đã được Trường đại học Sư phạm TP.HCM triển khai từ năm 2022. Năm 2025, nhà trường sẽ tiếp tục tổ chức kỳ thi này.

Theo thạc sĩ Nguyễn Ngọc Trung, phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP.HCM, sau 3 năm kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt đã từng bước được đón nhận rộng rãi của xã hội.

Đặc biệt trong năm 2024, sau năm ngày mở cổng đăng ký thì tỉ lệ thí sinh đăng ký ở điểm thi TP.HCM và tỉnh Long An đạt trên 80%. Tổng số lượt thí sinh tham gia cả 5 đợt của năm 2024 đạt 8.540.

Các môn toán, lý, hóa, sinh bao gồm 40 câu hỏi chia làm 3 phần: Phần 1 gồm 25 câu hỏi thi trắc nghiệm khách quan (được chia thành 2 dạng thức khác nhau là trắc nghiệm khách quan nhiều phương án lựa chọn, có 1 phương án đúng và trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, có nhiều hơn 1 phương án đúng).

Phần 2 gồm 5 câu hỏi thi trắc nghiệm khách quan khai thác dữ liệu tổng hợp; và phần 3: 10 câu hỏi điền đáp số.

Môn ngữ văn sẽ gồm 22 câu hỏi và chia thành 3 phần: phần 1 – đọc hiểu với 20 câu hỏi thi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn; phần 2 – viết đoạn văn ngắn với 1 câu hỏi tự luận; và phần 3 – viết bài luận với 1 câu hỏi tự luận.

Với môn tiếng Anh, cấu trúc đề thi vẫn giữ nguyên cấu trúc đề thi các năm vừa qua, hướng tiếp cận theo định dạng bài thi đánh giá năng lực từ bậc 3 đến bậc 5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Ngữ liệu trong đề thi đa dạng, được lấy trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thời gian làm bài thi của môn toán, lý, hóa, sinh, văn là 90 phút và tiếng Anh là 180 phút. Thí sinh đọc và làm bài thi trên máy tính.

Đề thi minh họa môn toán tại đây.

Đề thi minh họa môn lý tại đây.

Đề thi minh họa môn hóa tại đây.

Đề thi minh họa môn sinh tại đây.

Đề thi minh họa môn ngữ văn tại đây.

Những mốc thời gian quan trọng 2k6 cần lưu ý